Ngày 28 – 29
tháng 11 năm 2020,
Hội
nghị Khoa học Kỹ thuật Mỏ toàn quốc lần thứ XXVII
đã được tổ chức
thành công
tại
khách sạn
Pistachio
thị trấn
Sa Pa
,
tỉnh Lào
Cai
.
Trong những năm qua, mức tăng trưởng GDP của cả nước luôn
ở mức cao so với khu vực. Trong đó không thể không kế đến những thành tựu có ý
nghĩa to lớn của ngành công nghiệp mỏ đóng góp tích cực cho nền kinh tế nước
nhà. Đó là những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và triển khai ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất trong toàn ngành mỏ như: công nghiệp khai thác
dầu – khí, khai thác than và khoáng sản kim loại.
Hội
nghị KHKT
mỏ lần thứ XXVII nă
m nay với chủ đề: “Khoa học và
Công nghệ mỏ - Những
thành tựu và Phương hướng phát triển”
,
nhằm khẳng định vai trò khoa học và công nghệ đã được ứng dụng một cách rộng
rãi và có hiệu quả cao trong ngành công nghiệp mỏ.
Tuyển
tập báo cáo
Hội nghị đã lựa
chọn 50 báo cáo trong tổng
số
hơn
100 báo cáo của các nhà khoa học, các nhà quản lý gửi về từ các Viện nghiên cứu,
các Trường đại học, các Tập
đoàn, Tổng công ty, Công ty... Các
báo
cáo được sắp xếp theo 4
phần:
Phần
1. Những vấn đề chung;
Phần
2. Công nghệ mỏ;
Phần
3. Công nghệ chế biến khoáng sản, cơ điện
-
cơ khí,
Phần
4. An toàn, môi trường và địa tin học.
Trước khi các tác giả báo
trình bày báo khoa học, Hội nghị đã nghe bài trình bày có tính đề dẫn của ông
Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)với
tiêu đề” Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh than, khoáng sản của TKV đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Báo cáo đề cập đến các vấn đề như: a) Thực trạng SXKD than, khoáng sản của TKV;
b) những thuận lợi, khó khăn trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn trong những năm qua, tuy nhiên, với t
inh thần “
Kỷ luật và Đồng
tâm”
của các cấp lãnh đạo và người lao động
trong TKV là thế mạnh đã được kiểm chứng sẽ tiếp tục thúc đẩy Tập đoàn vượt qua
khó khăn, thách thức để tận dụng cơ hội phát triển bền vững trong thời kỳ mới. c) Quan điểm phát triển của TKV
với các Mục tiêu chung là:
Phấn đấu, xây dựng và phát triển Tập đoàn các
công ty Than - Khoáng sản Việt Nam với mục tiêu chung: “An toàn - Phát triển -
Hiệu quả”
theo phương châm bền vững:
“Từ tài nguyên kháng sản và
nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh; thân thiện với môi trường, thích ứng với biến
đổi khí hậu; hài hoà với địa phương và cộng đồng; hài hoà với đối tác và bạn
hàng; hài hoà giữa các công ty thành viên và người lao động”
.

Ông Lê Minh Chuẩn - Bí thư ĐU, Chủ tịch Tập đoàn CN-Than Khoán sản VN phát biểu đề dẫn
Thay mặt nhóm tác giả, TS. Nguyễn Tiến Chỉnh trình bày
về ”
Thành tựu hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn TKV – Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển”. Báo
cáo trình bày
tổng hợp sản xuất kinh doanh của TKV trong các năm từ
2013 đến năm 2019. Một trong những nguyên nhân tác động tới kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của TKV đó là giá than và giá khoáng sản. Giá thành tiêu thụ
than trong những năm gần đây tăng cao có lúc cao ngang bằng với giá bán than
trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây giá than bình quân đều cao hơn giá
thành nên sản xuất kinh doanh có lãi.
Trong giai đoạn 2013÷2019 các đơn vị TKV đã đẩy mạnh áp dụng cơ giới
hoá (CGH) trong khai thác hầm lò cả về số lượng và đa dạng về loại hình công
nghệ
.
Đặc biệt các dây chuyền lò chợ CGH đồng bộ, hạ
trần thu hồi than nóc tại Công ty than Hà Lầm có công suất lò chợ cao (
1,2 triệu tấn/năm)
, góp phần nâng cao sản lượng than khai thác bằng
CGH trong Tập đoàn.
Đặc
biệt trong khai thác quặng bauxit và chế biến alumin TKV đã đưa vào vận hành
thành công 2 dự án thử nghiệm: dự án Tân Rai từ 1/10/2013 và dự án Nhân Cơ từ
1/7/2017. Tính từ 2013 đến 2019 TKV đã khai thác và chế biến được 13,682 triệu
tấn tinh quặng bauxit và sản xuất được 5,334 triệu tấn alumin quy đổi. Doanh
thu từ sản xuất alumin lũy kế 2013÷2019 đạt 42.500 tỉ đồng; sản xuất kinh doanh
alumin có lãi từ năm 2017, đến năm 2019 đã bù hết lỗ của những năm trước và lãi
lũy kế sau thuế là 214 tỉ đồng; nộp ngân sách lũy kế 2013÷2019 gần 5.700 tỉ đồng.
Các cơ hội và
thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV cũng được tác giả trình
bày với những phân tích cụ thể.
“
Khai thác, phát
triển bể than đồng bằng sông Hồng – Tiềm năng và thách thức” được PGS. TS.
Phùng Mạnh Đắc trình bày với các nội dung như: điều kiện địa chất công trình, địa
chất thủy văn, đất đá vây quanh, trữ lượng của toàn bể than có cấu trúc vô cùng
phức tạp.Ttừ đó tác giả nhận định
, việc áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên thực
sự không phù hợp. UCG và UCBG mặc dù đã nghiên cứu, thử nghiệm từ rất lâu, song
vẫn chưa hoàn thiện, còn tồn tại nhiều vấn đề như: khó khăn trong việc điểu khiển
quá trình, phản ứng sinh – hóa trong lò đất, kiểm soát sụt lún bề mặt, ô nhiễm
môi trường nước, khí cháy nổ, vi khuẩn có hại, v.v. Ngoài ra, đặc điểm điều kiện
địa chất của bể than, nhất là độ sâu phân bố của vỉa than lớn, điều kiện địa chất
thủy văn phức tạp cũng rất khó đáp ứng các yêu cầu đối với các công nghệ này. Từ
kết quả phân tích kinh nghiệm khai thác hầm lò các khoáng sàng có điều kiện phức
tạp trên thế giới
cho thấy việc áp dụng phương pháp hầm lò cho
bể than ĐBSH cũng rất khó khăn do có điều kiện địa chất kỹ thuật phức tạo hơn. Như vậy, từ cơ sở
thực tiễn và khoa học được tổng hợp, phân tích có thể nhận định, việc khai thác
bể than ĐBSH thực sự là thách thức rất lớn.
nên khi xem xét khai thác bể than đồng bằng
sông Hồng cần phải tiến hành từng bước, thận trọng, lựa chọn cách tiếp cận phù
hợp trong đó, việc nghiên cứu để đưa ra cơ sở khoa học về khả năng khai thác cần
được ưu tiên thực hiện.
Với tầm quan trọng mang tính chất quốc gia, khi được đầu tư và có định
hướng phù hợp, việc khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng
có thể trở thành hiện thực trong thế kỷ 21,
đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Một báo cáo rất được
các đại biểu quan tâm đó là “
Những thành tựu trong
nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí trọng điểm và các sản phẩm
quốc gia-Giàn khoan Dầu khí di động của ngành Cơ khí Dầu khí Việt Nam
”
của PGS. TS. Nguyễn Trọng Nhưng.
Với nhu cầu lớn về sử dụng giàn khoan, trong khi năng lực
trong nước về vấn đề thiết kế, thi công, chế tạo, bảo trì, sửa chữa,
nâng cấp các giàn khoan tự nâng còn hạn chế, thì nghiên cứu thiết kế, thi
công, chế tạo giàn khoan tự nâng phù hợp điều kiện Việt Nam là việc làm hết sức
cần thiết. Tác giả đã
trình bày nội dung, kết quả thực hiện và ý nghĩa khoa học,
thực tiễn, cũng như về mặt kinh tế-xã hội của 2 dự án quan trọng của PVN trong
lĩnh vực này đó là
Nghiên
cứu thiết kế và công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp
với điều kiện Việt Nam và
Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế
tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên
cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ phát triển kinh tế
biển, an ninh quốc phòng
. Kết quả của 2 dự án này cho thấy, năng lực thiết kế,
thi công, chế tạo, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các giàn khoan tự
nâng, nhà giàn của PVN cùng với tỷ lệ nội địa hóa của các công trình này tăng
lên đáng kể, đặt nền móng cho một ngành công nghiệp chế tạo giàn khoan, các
công trình biển ở Việt Nam.
thành công xuất sắc của dự
án đã nâng cao vị thế của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các
nước trên thế giới có đủ khả năng thiết kế chi tiết và lắp dựng giàn khoan tự
nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thành công này là đóng góp quan trọng trong
phát triển khoa học và công nghệ cho lĩnh vực đóng mới giàn khoan tự
nâng, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam. Thành công này
cũng đặt tiền đề, nền móng và khai tạo ra ngành công nghiệp hỗ trợ và
ngành công nghiệp đóng mới giàn khoan tại Việt Nam. Với giá trị rất
cao của một giàn khoan dầu khí tự nâng (200-250 triệu USD), sản phẩm
của dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho ngành dầu
khí và cho đất nước, giúp thay thế hàng nhập khẩu.
Hội nghị được vinh dự đón ông
Phan Xuân Dũng- UVTW Đảng, Chủ tịch UBKHCN & MT QUốc hội. Ông
Đặng
Hoàng An
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải
– Hiệu trưởng Đại học Mỏ - Địa chất. Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Xuân Dũng
đã đánh giá cao vai trò của
Hội KHCN Mỏ Việt Nam là một
tổ chức nghề nghiệp đặc
biệt với số lượng đông đảo Hội viên trên những địa bàn rộng lớn trải dài khắp đất
nước như
ngành Than ở Quảng Ninh; ngành
bô xit
ở Tây Nguyên đang đánh thức vùng rừng núi
yên tĩnh, mang lại một cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc;
ngành
Dầu khí ngoài Biển Đông vừa đóng góp như cứu cánh kinh tế rất lớn cho đất nước
vừa là tiền đồn đánh dấu và xác định chủ quyền lãnh hải. Đ
ánh giá cao thành tựu
ngành Mỏ đã đạt được, tin tưởng vào tinh thần vượt khó, sáng tạo của CBCN ngành
Mỏ, tăng tốc phát huy hơn nữa để phát triển KHCN Mỏ, hiện đại hóa, tin học hóa,
tự động hóa, hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,
đóng góp tích cực và làm cơ sở cho phát triển đất nước.

Ông Phan Xuân Dũng - UVTW Đảng, Chủ nhiệm UBKHCN&MT Quốc hội phát biểu chỉ đạo HN
Các vị đại biểu chúc mừng Hội nghị và đánh giá cao vai
trò của Hội trong công tác tư vấn- phản biện, giám định xã hội trong thời gian
qua với một số Dự án trọng điểm của các Tập đoàn và nhà nước, mong muốn sẽ tiếp
tục phát huy thế mạnh là đội ngũ KHKT có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao để
cùng các Tập đoàn, doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
thực tế sản xuất. nhằm
cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo
an toàn, bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm tổn thất tài nguyên…

Ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại HN
Tham dự Hội nghị
có
các ông Ông Nguyễn Viết Hòe, ông Nguyễn Văn Long và ông Đoàn Văn Kiển nguyên là
Chủ tịch, những người trong nhiều năm liên tục đã lãnh đạo Hội KH&CN Mỏ VN;
các đại biểu là PTGĐ và
trưởng các Ban của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty
Đông Bắc, Tổng Công ty Thép VN cùng với
trên
22
0 đại biểu bao gồm các Uỷ
viên trung ương hội, các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
, các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học,
cán bộ, hội viên đại biểu của 105 chi hội, phân hội thuộc các ngành Dầu khí,
ngành Than – Khoáng sản … trên khắp mọi miền của đất nước
.
Sau Hội nghị, các đại biểu đi thăm Chi nhánh luyện đồng Lào Cai. Tại đây
các đại biểu đã được Giám đốc Hoàng Ngọc Minh giới thiệu về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của nhà máy, thăm các dây chuyền công nghệ và các phòng thí
nghiệm. Trong giai đoạn 2015-2020, Chinh nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp tối
ưu vận hành dây chuyền luyện đồng gia tăng sản lượng, thực thu kim loại. Cụ thể,
sản phẩm Cu tăng thêm từ 5-25%, Au tăng thêm 50%, Ag tăng thêm 100%, axit
sunfuaric tăng trên 10%. Chi nhánh đã áp dụng nhiều tiến bộ trong KH&CN để
tận thu, thu hồi nhiều kim loại đi kèm như thạch cao, nâng cao chất lượng đồng
cathode đạt 99,99%; xây dựng dây chuyền sản xuất đồng sulfate sạch; nghiên cứu
thu hồi kim loại quý Rheny.
NB
|