Trong đầu tháng 02, giá nhôm đã tăng lên mức
cao kỷ lục trong suốt 13 năm qua trên sàn giao dịch Luân Đôn LME, do nhu cầu
tiêu thụ bùng nổ và hàng loạt các nhà máy tuyển luyện của Trung Quốc và châu Âu
Trong mấy ngày đầu tháng 02 này, giá nhôm đã tăng lên mức
cao kỷ lục trong suốt 13 năm qua trên sàn giao dịch Luân Đôn LME, do nhu cầu
tiêu thụ bùng nổ và hàng loạt các nhà máy tuyển luyện của Trung Quốc và châu Âu
buộc phải đóng cửa dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhôm kim loại phục vụ cho các
ngành công nghiệp. Giá nhôm đã tăng tới 3,3%, đạt mức 3.236 USD cho mỗi tấn,
vượt qua mức đỉnh vào tháng 10 để đạt mức cao nhất kể từ năm 2008.
Các nguyên liệu chính của các ngành công nghiệp từ niken
đến dầu thô đã tăng mạnh trong những tháng gần đây do nhu cầu tiêu thụ cao cùng
với việc nền kinh tế thế giới đang trỗi dậy sau đại dịch trong khi nguồn cung
không theo kịp, làm dấy lên lo ngại. Các chuyên gia phân tích của “Goldman
Sachs Group Inc.” đã đưa ra dự báo đối với giá nhôm trong 12 tháng tới có thể
tăng tới mức kỷ lục - 4.000 USD mỗi tấn, với lý do nguồn cung bị gián đoạn,
xuất phát từ việc thiếu hụt nguồn điện ở Trung Quốc và Châu Âu vào thời điểm
nhu cầu thị trường phát triển “đặc biệt nóng”.
Các ông Nicholas Snowdon và Jeffrey Currie, chuyên gia
phân tích của Goldman cho biết: “Thị trường nhôm chắc chắn phải đối mặt với sự
tăng giá trong năm nay, do thâm hụt đồng thời ở cả Trung Quốc cũng như trên
phạm vi toàn cầu cộng với lượng hàng dự trữ trong các kho vốn đang ở mức cực kỳ
thấp”. Các nguồn tin cho hay là thị trường nhôm toàn cầu đang trong thời kỳ suy
thoái lớn nhất kể từ năm 2018 và giá đã tăng hơn 14% tại London trong năm nay.
Trong phiên giao dịch vào lúc 16h29’ (9 tháng 02), trên
sàn LME giá Nhôm đã tăng 1,7% và giữ ở mức 3.186 USD cho mỗi tấn. Các kim loại
chính khác cũng bị biến động, với đồng giảm 0,3% và chì thì lại tăng 0,6%.
Ông Wenyu Yao, chiến lược gia hàng hóa cấp cao của “ING
Bank” cho biết: “Đó thực sự là một cơn “cuồng phong” đối với nhôm kim loại vào
lúc này bởi nó xảy ra cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và Trung
Quốc vẫn đang ở trong tình trạng hạn chế nguồn cung”. Cũng theo ông này thì một
số công ty đã xem xét đặt mua nhôm trong các hợp đồng giao dài hạn.
Đức Toàn,
Nguồn
MetalTorg.Ru (02/2022); |