Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Công trình xây dựng Dự án 7

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 57

Số lượt truy cập: 23,746,204

Indonesia, Australia với việc hạn chế xuất khẩu than sang châu Âu (31/05/2022)

Indonesia và Australia, hai trong số những nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với sản lượng khai thác và có thể không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thêm than của châu Âu nếu Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu than của Nga.

Được biết, mới đây Liên minh châu Âu đã đề xuất những lệnh trừng phạt mới đối với Nga trong vụ xung đột với Ucrana, bao gồm cả lệnh cấm mua than của Nga và việc vận chuyển của Nga đến các cảng của EU và cho biết cũng đang tiến hành với việc cấm nhập khẩu dầu mỏ.

Theo trang Web của Liên minh châu Âu, EU hiện đang phụ thuộc vào 45% lượng than nhập khẩu từ Nga.

Trước đề xuất của EU, một số hộ mua bán châu Âu đã tiến hành đàm phán với các công ty khai thác mỏ của Indonesia vào tháng Ba nhằm tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế cho Nga.

Chính phủ Indonesia trong năm nay đã đặt mục tiêu đạt sản lượng than 663 triệu tấn, một mục tiêu mà các công ty khai thác sẵn sàng đáp ứng bất chấp những hạn chế xuất khẩu trong tháng Giêng và thời tiết bất lợi kéo dài.

Bộ năng lượng nước này cũng ước tính rằng lượng than xuất khẩu trong giai đoạn quý I năm nay khoảng 37,64 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 53,77 triệu tấn. Ngoài ra, các thị trường châu Âu cũng yêu cầu hầu hết phải có chất lượng từ trung bình đến cao trong khi hầu hết các công ty khai thác của nước này lại khai thác than chất lượng kém hơn. Chi phí vận chuyển than từ Indonesia sang châu Âu cũng không mang tính cạnh tranh với các hộ cung cấp khác. Trong tháng Tư, giá than chuẩn của Indonesia đạt mức kỷ lục 288,40 USD/tấn do nhu cầu toàn cầu cao.

TạiAustralia, các hộ khai thác đã thu hút được khách hàng mua than từ Nga và cũng đã được chính phủ giúp đỡ những khách hàng truyền thống như Ba Lan không phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Trong khi nguồn lợi từ việc gia tăng giá than luyện dùng trong luyện thép cũng như than nhiệt dùng trong sản xuất điện tăng mạnh thì các hộ khai thác than Australia chưa thể nâng cao sản lượng một cách nhanh chóng và hầu hết mức sản lượng còn gắn chặt với các hợp đồng với các khách hàng hiện có.

Sản lượng than Australia đã bị ảnh hưởng do lũ lụt tại hai bang New South Wales và Queensland, đại dịch covid 19 và sự thiếu hụt lao động nên không đạt được mức theo công suất khai thác. Tổng sản lượng than nhiệt xuất khẩu trong năm tài chính đến tháng 6 năm 2022 ước tính tăng 7% so với năm ngoái, năm mà sản lượng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm không chính thức từ phía Trung Quốc, lên 206 triệu tấn, sau đó hạ xuống 204 triệu tấn vào năm 2023.

Các công ty khai thác ở đây cũng không có khả năng nâng cao sản lượng trong năm nay do phải đối mặt với những quy định chặt chẽ đối với các mỏ mới, sự phản đối của cộng đồng và nông dân trong việc xây dựng mỏ mới cũng như những hạn chế về vốn./.

Trung Nguyễn

Nguồn: MINING.COM.Online, ngày 9 /5 /2022

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Hệ thống tự động giám sát trạng thái của đất đá mỏ bằng sóng siêu âm (03/2022)
  •  
  • Các tập đoàn khai thác mỏ trên thế giới đang nghĩ tới tạm dừng các kế hoạch phát triển (03/2022)
  •  
  • Giao dịch niken ở London lần đầu tiên bị dừng lại do giá tăng đột biến (03/2022)
  •  
  • Trong tháng 2, sản lượng alumin của Trung Quốc đạt tới 5,47 triệu tấn (03/2022)
  •  
  • Giá kim loại màu tăng mạnh sau sự kiện Ukraina và tái phát dịch COVID-19 (03/2022)
  •  
  • Giá nhôm đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 2008 trên Sàn giao dịch Luân Đôn (02/2022)
  •  
  • Trong năm 2021, Nga xuất khẩu nhiều nhôm hơn nhưng giảm xuất khẩu đồng và niken (02/2022)
  •  
  • Giá kim loại đất hiếm sẽ còn cao cho đến năm 2025? (02/2022)
  •  
  • “Cochilco” dự báo trong năm 2022, sản lượng đồng toàn cầu sẽ tăng 4,1% (02/2022)
  •  
  • Trong năm 2021, tiêu thụ vàng ở Trung Quốc tăng 36,5% (02/2022)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ 28
    Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam
    Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925 - 21/6/2023)
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.