Xe tải mỏ hầm lò điện-pin lớn nhất thế
giới chuẩn bị chạy thương mại vào năm 2024
Trong
bối cảnh các công ty khai thác mỏ lớn trên thế giới đang nỗ lực hết mình để đáp
ứng các cam kết khử cacbon phát thải bằng 0, triển lãm Electra Mining Africa
tháng 9/2022 vừa qua ở Johannesburg (Nam Phi) đã thu hút sự chú ý của hơn
30.000 khách tham dự về sự ra mắt chính thức của chiếc xe tải chạy điện-pin 65 tấn
TH665B của hãng Sandvik (Thụ Điển) lớn nhất thế giới phục vụ khai thác hầm lò.
Theo
đại diện Sandvik, xe Sandvik 65 t TH665B có thể loại bỏ từ 1 tấn đến 2 tấn
carbon dioxide (CO2) mỗi ngày, cũng như giảm mạnh nhiệt độ và tiếng ồn, trong
khi có nhiều năng lượng hơn, mang lại tiềm năng cải thiện hiệu suất, tốc độ và
số tấn vận chuyển. Khi thực hiện vận tải nặng trên đoạn đường dốc, xe có thời
gian chạy khoảng từ một giờ rưỡi đến hai giờ. Khi ở địa hình bằng phẳng, thời
gian chạy có thể dài đến ba giờ, còn việc thay pin mất khoảng năm phút, trong
khi một pin đang hoạt động thì pin kia để sạc. TH665B có hệ thống nhắc nhở kỹ
thuật số và tránh va chạm, sẽ được kiểm tra nghiệm thu hiện trường tại mỏ vàng
Sunrise Dam ở Tây Úc vào đầu năm tới (2024).
Ngay
cuối năm nay, Sandvik sẽ có ba thiết bị điện-pin đã kiểm nghiệm đưa vào thực tế
sản xuất đáp ứng nhu cầu khử cacbon ngày càng tăng nhanh là máy xúc 4 tấn, máy
xúc 18 tấn và xe tải 50 tấn. Tại mỏ vàng South Deep của Nam Phi, máy xúc
điện-pin hầm lò LH518B 18 tấn, sản phẩm đã kiểm định thương mại, sẽ bắt đầu làm
việc vào đầu năm sau, và rất tiện lợi khi gần đó có một trang trại điện mặt
trời công suất 60 MW.
Việc
triển khai đội xe tải và máy xúc Sandvik chạy bằng năng lượng tái tạo hoàn toàn
dưới lòng đất được tính toán để cắt giảm tổng lượng khí thải của mỏ xuống
khoảng 35%. Hiện Canada, Úc, Bắc Âu và Châu Phi đang là thị trường pin-điện
hàng đầu, với sự tăng trưởng nhanh chóng.

(Nguồn:
www
.miningweekly.com)
Sản lượng than toàn cầu tăng nhẹ 0,9% vào năm
2022
Sản lượng khai thác than toàn cầu
dự kiến sẽ tăng nhẹ 0,9% lên 8.126 triệu tấn trong năm 2022, với đóng góp chính
từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Sản lượng tổng từ các quốc gia này dự kiến sẽ
tăng từ 5,1 tỷ tấn vào năm 2021 lên 5,5 tỷ tấn vào năm 2022 - tăng 7,8%. Ngược
lại, cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra dự kiến sẽ làm giảm sản lượng từ Nga
và Ukraine lần lượt là 18% và 50,5% vào năm 2022.
Sau khi ghi nhận mức giảm 5,3%,
sản lượng than toàn cầu đã phục hồi mạnh 6% lên 8.056,9 triệu tấn vào năm 2021,
nhờ sự phục hồi sau đại dịch. Trong tổng sản lượng than năm 2021, ước tính
87,3% là than nhiệt điện và 12,7% là than luyện cốc. Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Mỹ và Nga là 5 quốc gia hàng đầu đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng
toàn cầu vào năm 2021, nhờ hỗ trợ các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy
sản lượng trong nước. Ngược lại, sản lượng giảm trong cùng thời kỳ ở Nam Phi,
Ukraine và Hàn Quốc. Các hoạt động tại các mỏ than ở Nam Phi đã bị gián đoạn
bởi các sự kiện liên quan đến thời tiết như bão và mưa lớn.
Nhìn chung, trong khi những thách
thức về cung cấp năng lượng trong ngắn hạn đang dẫn đến nhu cầu than tăng lên,
thì việc chuyển đổi dài hạn sang năng lượng tái tạo sẽ tác động suy giảm đến
sản xuất than toàn cầu. Trong giai đoạn dự báo 2022-2026, sản lượng than toàn
cầu dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) là 1,3% để
đạt 8,6 tỷ vào năm 2026. Tháng 11 năm 2021, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi
khí hậu - COP26 - đã được tổ chức tại Glasgow là một nỗ lực toàn cầu nhằm loại
bỏ than đá và cắt giảm lượng khí thải khỏi ngành điện, nơi 40 quốc gia đã tuyên
bố ngừng cấp giấy phép và cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho các
nhà máy nhiệt điện than mới. Tuy nhiên, nhiều quốc gia sản xuất than lớn nhất
đã chọn không ký hiệp định này. Trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Australia
không đồng ý về việc loại bỏ dần than, Mỹ dự kiến sẽ giảm sản lượng than
trong những năm tới. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ là nước đóng góp chính vào tăng
trưởng, với sản lượng than dự kiến sẽ tăng từ 810,9 triệu tấn vào năm 2021
lên 1,2 tỷ tấn vào năm 2026 khi quốc gia này tìm cách giảm thiểu yêu cầu đối
với than nhập khẩu.

(
Nguồn:
www.mining-technology.com)
Đầu máy tầu kiểu lai hybrid cho mỏ
Công
ty Clayton Equipment (Anh quốc) đã đạt được hợp đồng cung cấp một đội xe lai/
hybrid với 12 đầu máy tầu cho Tập đoàn Shougang hoạt động khai thác quặng sắt
tại mỏ Macheng ở Trung Quốc, bao gồm bảy đầu máy 55 tấn và năm đầu máy 32 tấn,
giao hàng vào năm 2022 – 2023.
Các
đầu máy tầu loại lai này cho phép vận chuyển an toàn trong các khu vực xếp dỡ
không điện khí hóa của mỏ và sử dụng công nghệ lai hybrid mới nhất (h
ybrid
là
kết hợp sử dụng 2 bộ truyền
động, một động cơ
truyền thống
chạy xăng
/diêzel
và một động cơ chạy điện
,
tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường
).
Các
đầu máy tầu đều tương thích với tự động hóa. Mỗi đầu máy được trang bị một hệ
thống dựa trên dữ liệu điện toán đám mây được thiết kế để cho phép giám sát từ
xa hoạt động đầu máy ở bất kỳ đâu trên thế giới, cho dù là trên đường chính hay
dưới mặt đất, đồng thời cung cấp dữ liệu hoạt động theo thời gian thực để nâng
cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, bảo trì và an toàn thông qua truy cập từ xa.
Điều này ngăn chặn thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến, các vấn đề về đình
trệ khi xử lý sự cố, điều tra lỗi, cài đặt bản cập nhật phần mềm và tùy chỉnh
các thông số vận hành cho phù hợp với điều hành mỏ.

Nguồn: https://www.globalminingreview.com
Hợp tác tìm kiếm các giải pháp thu giữ
carbon ở Singapore
Các
công ty Air Liquide, Chevron, Keppel Infrastructure và PetroChina1 thông báo họ
đã ký một biên bản ghi nhớ để thành lập một tập đoàn nhằm mục đích đánh giá và
thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp thu bắt, sử dụng và lưu giữ carbon
(CCUS) quy mô lớn và cơ sở hạ tầng tích hợp ở Singapore.
Tập
đoàn dự định nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các giải pháp công nghệ, hậu
cần và hoạt động cho CCUS tại Singapore, tìm cách cung cấp cơ sở hạ tầng tích
hợp CCUS cho toàn ngành công nghiệp, nhưng trước mắt ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực
năng lượng và hóa chất, bằng cách thu giữ và tổng hợp carbon dioxide (CO2)
từ các nhà phát thải công nghiệp lớn tại cơ sở thu gom tập trung.
CO2
sau đó có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hữu ích, chẳng hạn như nhựa,
nhiên liệu và xi măng, và/hoặc vận chuyển qua đường ống hoặc tàu đến các hồ
chứa thích hợp ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để lưu giữ bằng cách bơm CO2
vào các thành tạo địa chất sâu dưới lòng đất để lưu trữ ổn định lâu dài và an
toàn.
Nguồn: https://carboncapturemagazine.com
Các công ty khai thác mỏ
hàng đầu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Tương
lai của ngành công nghiệp khai thác mỏ sẽ được định hình bởi một loạt các chủ
đề đột phá, trong đó trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những chủ đề sẽ có tác
động đáng kể đến các công ty khai thác.
Ngành
công nghiệp khai thác đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết để tăng hiệu quả.
Chất lượng các loại quặng ngày càng giảm trong khi các mỏ phân tán và xa hơn
tạo ra những thách thức lớn hơn trong việc đảm bảo các nguồn tài nguyên mới và
làm tăng cao chi phí khai thác, dẫn đến nhu cầu về năng suất cao hơn. Đồng thời
đòi hỏi về công tác đảm bảo an toàn, phát triển bền vững trong các mỏ cũng ngày
càng được chú trọng. Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giải quyết nhiều thách thức
và sự kém hiệu quả này thông qua một số công nghệ chính trong chuỗi giá trị,
bao gồm tương tác máy tính, rô bốt thông minh, khoa học dữ liệu và học máy. Có
thể giảm chi phí thăm dò bằng cách sử dụng AI để xác định các vị trí có khả
năng nhất của khoáng sản.Phương pháp Bảo trì dự đoán có thể đảm bảo rằng các
lỗi của thiết bị được giải quyết trước khi chúng trở nên cực kỳ tốn kém và thời
gian ngừng hoạt động của thiết bị được giữ ở mức tối thiểu, giúp tăng năng
suất. Cảm biến và camera thông minh hỗ trợ thiết bị tự động đồng thời giám sát
sự an toàn của công nhân trong hầm mỏ…
Tuy
nhiên, không phải tất cả các công ty đều bình đẳng về năng lực và đầu tư vào
các chủ đề chính quan trọng nhất đối với ngành của họ. Hiểu được cách các công
ty được định vị và xếp hạng trong các chủ đề quan trọng nhất có thể là một chỉ
số quan trọng hàng đầu về tiềm năng thu nhập trong tương lai và vị thế cạnh
tranh tương đối của họ.
Theo
báo cáo nghiên cứu của GlobalData, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực trí
tuệ nhân tao gồm: Goldcorp, BHP, Rio Tinto, Freeport-McMoRan, Fortescue Metals
Group, Newcrest, Barrick Gold, Dundee Precious Metals.
Nguồn:
https://www.mining-technology
|