50 công ty khai thác khoáng sản hàng đầu thế
giới (Top 50) đã kết thúc năm 2022 với những số liệu vững chắc, trong đó than
đá và lithium thắng lớn, nhưng nhà đầu tư Trung Quốc thua lỗ, còn các công ty
khai khoáng Nga có sự thụt lùi. Xét theo tổng giá trị vốn hóa thị trường thì
quốc gia có các doanh nghiệp khai khoáng lớn mạnh nhất là Australia, tiếp đến
là Mỹ/US, Canađa, Trung Quốc, Thụy Sỹ…, còn về lĩnh vực hoạt động khai thác
kinh doanh khoáng sản thì kinh doanh đa dạng, khai thác đa khoáng có giá trị vốn
lớn nhất, tiếp đến là kim loại quý, đồng, lythium, than…(xem đồ họa và bảng xếp
hạng).
Giá cả hàng hóa luôn biến động,
nhưng vào năm 2022, thị trường kim loại và khai thác mỏ đã đạt đến mức độ hỗn loạn
mới, khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, lạm phát hoành hành ở các nước phát
triển và chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến năng lượng toàn cầu.
Giá đồng kết thúc năm thấp hơn 20%
so với mức kỷ lục mọi thời đại đạt được vào tháng 3, mức cao nhất và thấp nhất
của thị trường vàng trong năm cách nhau hơn 400 đô la, giá lithium tiếp tục
tăng theo cấp số nhân, giá thiếc giảm, giá than tăng vọt lên mức chưa từng
thấy, kali tăng lên mức cao nhất trong 14 năm, uranium được hưởng thị trường
tốt nhất và niken nổi tiếng là kim loại của ‘ma thuật’.
Nói chung, các công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới
hiện có giá trị 1,39 nghìn tỷ đô la, chỉ thấp hơn một chút so với mức vốn hóa
thị trường kết hợp vào cuối năm 2021. Con số này so với mức giảm 9% của Chỉ số
trung bình công nghiệp Dow Jones và mức giảm gần 20% của S&P500.
Năm qua đã bắt đầu với một cú ‘nổ lớn’ và được đo lường
từ mức cao nhất của các cổ phiếu đạt được vào tháng 3 và tháng 4 - Top 50 đã
giảm dưới 1 nghìn tỷ đô la. Đó là một sự suy giảm nhanh chóng nhưng nếu so với
các lĩnh vực khác, đặc biệt là công nghệ lớn big tech, phần lớn những khoản lỗ
đó đã được bù đắp vào cuối năm nay.
Đồng
bạc xanh (USD) lên giá
Mức giảm vốn hóa thị trường được kết hợp bởi đồng đô la
tăng vọt so với tất cả các loại tiền tệ chính.
Ví dụ: BHP, công ty khai thác mỏ số một thế giới đã đạt
mức vốn hóa thị trường 200 tỷ đô la vào tháng 4 tại Sydney nhưng hiện có giá
trị thấp hơn gần 50 tỷ tính theo đô la Mỹ, tương đương với mức tăng giá cổ
phiếu 23% trong năm 2022 của công ty.
Than
và dầu khí trở nên “cháy” hàng
Công ty Glencore từ nằm ngoài top 10 vào năm 2021, đã đạt
vị trí thứ 3 với mức định giá 86 tỷ USD hiện có, tăng đáng kinh ngạc 28% tính
theo USD, nhờ chiến lược kinh doanh không bỏ than đá và tận dụng tối đa giá
năng lượng cao ngất ngưởng. Teck Resources của Vancouver, nhờ bóc lộ cát dầu và
than của Canada, đã lọt vào danh sách hoạt động tốt nhất, cùng với các đối thủ
nặng ký của Trung Quốc là Than Thiểm Tây tăng hơn 40% và Than Yanzhou tăng một
phần ba giá trị trong năm nay tính theo đồng đô la. Coal India, nhà sản xuất
than nhiệt số một thế giới, cũng đang tận hưởng một thị trường giá lên, tăng
hơn 38% vào năm 2022.
Lithium
có bước nhảy vọt
Giá lithium trung bình toàn cầu tăng 150% vào năm 2022
khi pin cho thị trường xe điện đang bùng nổ và xu hướng tích hợp theo chiều dọc
của các nhà sản xuất pin và các công ty hóa chất trung cấp.
Trung
Quốc sụt giảm
Mặc dù ngành than phát triển, thị trường lithium siêu
mạnh, nhưng các nhà sản xuất kim loại cơ bản (Zijin, China Moly và Jiangxi Copper)
hoạt động kém hiệu quả và sự yếu kém của các nhà sản xuất nguyên liệu thô cho
xe điện (China Northern Rare Earth và Huayou Cobalt), các công ty đầu tư Trung
Quốc thua lỗ nặng nề vào năm 2022 khi các thị trường Hồng Kông, Thượng Hải và
Thâm Quyến vẫn rơi vào tình trạng hỗn loạn trong bối cảnh môi trường covid thay
đổi nhanh chóng và những cảnh báo về triển vọng kinh tế của quốc gia tiêu thụ
hàng hóa hàng đầu thế giới, đồng nghĩa với việc tổng giá trị của các công ty
Trung Quốc trong bảng xếp hạng bị thu hẹp lại. 47 tỷ đô la trong suốt cả năm.
Với 184 tỷ USD, giá trị của 10 công ty Trung Quốc trong Top 50 đã giảm xuống
dưới giá trị của các công ty Mỹ và Canađa lần đầu tiên sau nhiều năm.
Nga
có sự thụt lùi
Trong khi giao dịch trên các thị trường phương Tây đối
với chứng khoán Nga đã bị tạm dừng, các công ty khai khoáng của nước này, giống
như đồng rúp và Sở giao dịch chứng khoán Moscow, đều không thể tận dụng giá
niken, PGM (nhóm platin) và vàng mạnh để rồi phải thụt lùi nhiều vị trí.
Norilsk Nickel vẫn có
giá trị hơn 30 tỷ USD nhưng sự yếu kém tương đối so với các công ty cùng ngành
đã khiến nó lần đầu tiên rớt khỏi top 10. Gã khổng lồ kim cương Alrosa và
Polymetal rớt khỏi top 50 sau một năm ảm đạm chứng kiến các đơn vị giao dịch của
công ty khai thác vàng ở London giảm 77%. Polyus có vốn hóa thị trường giảm 8 tỷ
đô la còn 14,8 tỷ đô la trong năm qua, xuống vị trí thứ 29, đạt sản lượng hàng
năm 3 triệu ounce và có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, dù trước đây năm 2020
đã lọt vào top 10.


Tỷ lệ
giá trị tổng vốn hóa thị trường của các công ty khai khoáng tính theo loại hình
hoạt động khai khoáng/khoáng sản và theo quốc gia.
Bảng xếp hạng 50 công
ty khai khoáng hàng đầu thế giới (Top 50) theo giá trị vốn hóa thị trường (
US$)
.

Ghi chú:
- Dịch nghĩa của các
từ trong cột “Hoạt động khai khoáng/Khai thác”: Diversified (Đa ngành), Copper (Đồng),
Iron Ore (Quặng sắt), Fertilizer (Phân bón), Precious Metal (Kim loại quý),
Coal (Than), Royalty (Thuê mỏ/Tiền bản quyền khai thác), Lythium (Lithi), Base
Metal (Kim loại cơ bản), Rare Earth (Đất hiếm).
- Tên các quốc gia:
Australia, Switzerland (Thụy Sỹ), Brazil, US (Mỹ), UK (Anh), Saudi Arabia,
China (Trung Quốc), Canada, Chile, South Africa (Nam Phi), India (Ấn độ),
Russia (Nga), Sweden (Thụy Điển), Japan (Nhật), Israel, Mexico.
- Bảng xếp hạng trên
không bao gồm các doanh nghiệp chưa niêm yết và doanh nghiệp nhà nước do thiếu
thông tin.
|