CHDCND Lào có trữ lượng
than được xác định hơn 554 triệu tấn, sản xuất và tiêu thụ hơn 15 triệu tấn/năm, và tiềm năng còn lớn
hơn nếu khảo sát được mở rộng. Việt Nam và Lào đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa hợp
tác trong lĩnh vực năng lượng, khai khoáng và chế biến tài nguyên khoáng sản,
đóng góp vào quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và đối tác toàn
diện giữa hai nước.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và hoạt động vận chuyển than từ Lào về Việt
Nam qua các cửa khẩu trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản đề xuất
cho phép làm băng tải vận chuyển than qua địa phương này.
Trao
đổi với PV. VietNamNet chiều 8/6, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Trị, cho biết, địa phương này vừa có văn bản đề xuất xây dựng một băng tải dài
160 km để vận chuyển than đá từ hai tỉnh Sekong và Salavan của Lào về cảng biển
Mỹ Thủy của địa phương nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển và xuất khẩu.
Trong
văn bản đề xuất gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Trị
đánh giá nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam tăng cao nhưng hạ tầng cửa khẩu La
Lay (huyện Đakrông, Quảng Trị) chưa đáp ứng, khiến xe hàng ùn ứ, doanh nghiệp
mất cơ hội tăng sản lượng.
Quảng
Trị đề xuất xây dựng một băng tải để chuyển than đá từ Lào về đến cảng Mỹ
Thuỷ (huyện Hải Lăng) với công suất 1.500-6.000 tấn/giờ, chia làm nhiều giai
đoạn và được đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp.
Hệ
thống sẽ vận chuyển từ 15-20 triệu tấn than đá từ Lào về Việt Nam mỗi năm.
Trong
đó, đoạn phía Lào dài 85 km từ mỏ than đến cửa khẩu La Lay, đoạn phía Việt Nam
dài 75 km từ cửa khẩu La Lay về cảng biển.
Tổng
mức đầu tư riêng đoạn ở Việt Nam dự kiến là 10.800 tỷ đồng. Trước mắt, nhà đầu
tư xây dựng băng tải dài 5 km, công suất 6.000 tấn/giờ ở cửa khẩu quốc tế La
Lay, băng qua biên giới hai nước Việt Nam và Lào.
Theo
ông Lê Đức Tiến, trước đó, chuyên viên biên giới hai nước đã khảo sát thực địa và
thống nhất kiến nghị Chính phủ hai nước cho phép đầu tư băng tải than đá ở khu
vực biên giới, thay thế phương thức vận chuyển bằng xe tải như hiện nay.
Lãnh
đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, phương án này hiệu quả để tăng năng suất than
nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường và tránh hư hỏng hạ tầng giao
thông.
Trên
cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng
kho bãi và băng tải ở khu vực biên giới La Lay; giao tỉnh Quảng Trị phối hợp
với tỉnh Salavan của Lào thiết kế, thi công và đề nghị các Bộ Công Thương, Tài
chính, Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Hải quan hỗ trợ hoàn thiện thủ tục
đầu tư.
Qua
khảo sát của các ngành chức năng, trữ lượng than đá tại hai tỉnh Sekong và
Salavan khoảng
1 tỷ tấn. Nhu cầu vận chuyển
về Việt Nam để sử dụng và xuất khẩu qua nước thứ ba khoảng 20-30 triệu tấn mỗi
năm.
Tuy
nhiên, hạ tầng tại cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đồng bộ, chưa có bãi tập kết,
thường xuyên ùn tắc gây mất an ninh, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Năng
lực nhập khẩu hiện tại của Quảng Trị cũng chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn mỗi năm,
cao điểm nhất đạt 15.000 tấn/ngày với 500 lượt xe qua lại.
Tính
từ năm 2021 đến tháng 4/2023, than đá nhập qua cửa khẩu La Lay đạt 800.000 tấn,
trị giá 70 triệu USD, trong đó lượng hàng 4 tháng đầu năm nay gần bằng cả năm
2022.
(Nguồn: https://vietnamnet.vn/quang-tri-de-xuat-lam-bang-tai-xuyen-bien-gioi-dua-than-tu-lao-vao-viet-nam-2152570.html;
https://www.theglobaleconomy.com/Laos/coal_production/)
|