Trong hai ngày 29 và 30/9/2023, Hội Khoa học và
Công nghệ Mỏ Việt Nam (Hội Mỏ) đã tổ chức Hội nghị Khoa học Kĩ thuật Mỏ Toàn
quốc lần thứ 28” với chủ đề “
Kinh tế
tuần hoàn trong Công nghiệp mỏ Việt Nam”
tại TP. Quy Nhơn, một thành phố lớn ven biển vùng duyên hải Nam Trung bộ
Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, KHKT và du lịch của tỉnh
Bình Định
Hội nghị KHKT Mỏ Toàn quốc là
sự kiện được tổ chức hai năm một lần trong hoạt động của Hội KHCN Mỏ Việt Nam, là
nơi tập hợp những người làm công tác khoa học - công nghệ Mỏ nhằm đoàn kết giúp
đỡ nhau phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
đồng thời là cơ hội trao đổi kiến thức, kết quả nghiên cứu và áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, gặp gỡ, giao lưu giữa Hội viên Hội Mỏ Việt Nam, nhằm tăng cường sự
gắn kết giữa các cơ quan doanh nghiệp, giữa tư vấn KHCN với thực tế sản xuất,
và giữa các thế hệ cán bộ khác nhau của Hội KHCN Mỏ VN.

Việt Nam đang trong quá trình
hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới với các mục tiêu phát triển bền
vững, giảm thiểu phát thải, chống biến đổi khí hậu, tích cực khởi động quá
trình chuyển đổi phát triển kinh tế từ mô hình Kinh tế Tuyến tính sang Kinh tế
tuần hoàn (KTTH). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày
7/6/2022 v/v phê duyệt Đề án Phát triển KTTH ở Việt Nam. Đồng thời trong
tháng 7-2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt các Quy hoạch ngành quốc
gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tại
các Quyết định số 861/QĐ-TTg, 866/QĐ-TTg và 893/QĐ-TTg. Các Quy hoạch có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu là phát triển ngành năng
lượng và khai khoáng hiệu quả, bền vững, phù hợp xu hướng phát triển kinh tế
xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, bảo vệ môi trường, thích ứng với
biến đổi khí hậu và hướng tới đạt mức trung hòa các-bon.
Hội nghị được tổ chức năm nay nhằm
mục tiêu quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển KTTH nói chung, đồng thời làm sáng tỏ nội hàm KTTH nói riêng đối với công
nghiệp mỏ Việt Nam, gợi mở các mô hình KTTH cũng như những kết quả bước đầu
thực hiện các mô hình KTTH trong các doanh nghiệp mỏ và năng lượng.

PGS. TS. Phùng Mạnh Đắc, PCT Thường trực, TTK Hội kết luận Hội nghị
Tham dự Hội nghị có các đại biểu của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHH VN
), PGS.
TS Phạm
Ngọc Linh, Phó Chủ tịch LHH và đại diện các ban chức năng; Đại diện từ Bộ Công Thương,
Bộ Nội vụ, Khoáng sản và VLNCN, Văn phòng Trữ lượng
quốc gia, Bộ TNMT.
Về phía các cơ quan địa phương có lãnh đạo
Sở TNMT,
Sở KHCN,
và
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định; Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng
sản Việt Nam (TKV) có TS. Vũ Thành Lâm, Thành viên HĐTV, cùng cán bộ các Ban chức
năng; Tổng Công ty Thép Việt Nam,
Tổng Cty Đông Bắc, Bộ Quốc phòng v
à các cán
bộ chuyên môn; Về phía các Hội bạn có Đại diện Hội Dầu Khí VN, Hội địa chất
Than, Hội Tuyển khoáng và Tổng Hội địa chất Việt Nam; Về phía Hội KHCN Mỏ VN có
TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hôi; Đặc biệt có sự tham dự của các nguyên Chủ tịch
Hội qua các thời kỳ bao gồm
Ông Nguyễn Viết Hòe, ông
Nguyễn Văn Long và
ông
Đoàn Văn Kiển; Về phía các Chi hội Mỏ là đông đảo
đại diện lãnh đạo và hội viên, bao gồm các giám đốc, PGĐ, cán bộ kỹ thuật và
chuyên môn từ các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ quan tư vấn và đào tạo
ngành mỏ.
Hội nghị đã nghe một số báo cáo
khoa học của các tác giả: ThS. Đặng Thanh Hải, Mai Quảng Thái (TKV), PGS.TS.
Nguyễn Thế Chinh (Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường), GS. TS.
Võ Chí Mỹ (Hội KHCN Mỏ Việt Nam), PGS. TS. Lưu Đức Hải (Hội Kinh tế môi trường
Việt Nam), TS. Phùng Quốc Huy (APERC, Japan), TS. Nguyễn Hồng Minh (Hội Dầu Khí
Việt Nam), Phạm Xuân Phong (Tổng Công ty Điện lực – TKV), Lê Tuấn Ngọc (Tổng
Công ty Khoáng sản – TKV), Vũ Ngọc Quý (Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – VIMICO),
ThS. Trần Miên (VITE), Trần Minh Nghĩa (Ban Môi trường – TKV), GS. TS. Bùi Xuân
Nam (Đại học Mỏ - Địa chất)…
Ban Khoa học và Biên tập Hội
nghị đã lựa chọn, biên tập và đăng tải 33 báo cáo tiêu biểu trong Tuyển tập báo
cáo Hội nghị từ hơn 60 báo cáo của các nhà nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, quản lý
từ các Trường Đại học, Tập đoàn, Viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn và doanh nghiệp
đã gửi về Hội nghị. Nội dung các báo cáo khoa học tập trung vào các chủ đề chính
như: 1. Những vấn đề chung về kinh tế tuần hoàn; 2. Mô hình kinh tế tuần hoàn
trong khai thác, chế biến, sử dụng than, khoáng sản, dầu khí; 3. Các giải pháp
khoa học công nghệ trong khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản
và năng lượng…
Ban Tổ chức xin chân thành
cảm ơn các nhà tài trợ, các tác giả và toàn thể đại biểu đã nhiệt tình tham gia
và ủng hộ để góp phần cho Hội nghị thành công tốt đẹp |